Cúng cô hồn là một trong những lễ cúng truyền thống tín ngưỡng tâm linh được ông bà ta gìn giữ và lưu truyền đến ngày nay. Để lễ cúng mang lại đầy đủ ý nghĩa, ngoài việc gia chủ chuẩn bị đủ lễ vật, cách cúng, nghi lễ cúng thì việc xác định ngày giờ cúng cũng đặc biệt quan trọng. Vậy cúng cô hồn ngày nào giờ nào? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây của Daythangthoinoi. Daythangthoinoi – Chuyên mâm cúng trọn gói theo yêu cầu của quý khách hàng tại Tphcm và các tỉnh lân cận.
Ý nghĩa của cúng cô hồn là gì?
Đúng với cái tên của lễ cúng, không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta lại có nghi lễ cúng này. Cúng cô hồn mang ý nghĩa như là cúng bố thí cho những vong hồn chết không ai thờ cúng, lang thang ngoài đường, chịu nhiều bất hạnh, trớ trêu…
Nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, hồn không hoặc chưa được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang, chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống. Những linh hồn này được gọi là cô hồn. Chính vì vậy, lễ cúng cô hồn là lễ cúng dành riêng cho chính họ.
Cúng cô hồn ngày nào, giờ nào?
Cúng cô hồn thường được diễn ra vào ngày 2, ngày 16 hằng tháng và ngày 15 tháng 7 (Âm lịch). Điều này cũng giải thích được lý do vì sao cũng là ngày rằm như những tháng khác nhưng rằm tháng 7 được các gia đình làm lễ cúng lớn hơn. Rằm tháng 7 không chỉ là lễ cúng tạ ơn ông bà mà còn là lễ cúng cho cô hồn.
Thông thường theo đúng truyền thống tín ngưỡng của người Việt Nam:
- Người kinh doạnh thường cúng vào ngày 2 và ngày 16 hằng tháng âm lịch.
- Với những gia đình bình thường thì thì lễ cúng cô hồn được thực hiện vào ngày rằm tháng bảy âm lịch.
Ngoài ra, lễ cúng cô hồn nên được thực hiện vào buổi chiều tối, khi mặt trời đã dần lặn, ánh sáng dịu nhẹ.
Cần lưu ý gì khi cúng cô hồn hằng thắng, rằm tháng bảy?
Mỗi một lễ cúng điều mang một ý nghĩa riêng về tâm linh, chính vì vậy, để lễ cúng được chỉnh chu, trọn vẹn và đầy đủ ý nhất để thì gia chủ phải tìm hiểu và ghi chú lại.
Ngoài việc tìm hiểu cúng cô hồn ngày nào giờ nào thì gia chủ cần lưu ý lại các vấn đề sau:
- Khi cúng gia chủ nên mặc quần dài, áo sơ mi nghiêm túc để thể hiện lòng thành của gia đình.
- Tuyệt đối không được cúng xôi gà. Khi gia chủ rải giấy tiền vàng ra mâm thì phải rải điều ra 4 hướng Đông – Tây – Nam, mỗi hướng có từ 3-5-7 cây nhang.
- Cúng cô hồn là cúng ngoài sân chứ không phải cúng trong nhà.
- Lễ vật trong mâm cúng thí thực phải có: bánh kẹo, bim bim, bóng nẻ, khoai, sắn, ngô để cúng cho trẻ con.
- Khi thắp hương không nên để ai quấy rầy, tránh bị phân tâm bởi những điều nhỏ.
- Khi cúng nên ghi rõ họ tên lên đồ vàng mã tránh để trường hợp người âm này nhận nhầm của người âm kia.
- Khi rắc muối gạo sau khi sau khi cúng xong thì nên đứng từ trong nhà ra ngoài ngõ, tuyệt đối không được làm ngược lại bởi theo quan niệm tâm linh của ông bà ta nếu làm ngược lại thì sẽ mang vong cô hồn vào nhà, sẽ gây ra nhiều điều không may mắn.
Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ biết được cúng cô hồn ngày nào giờ nào cho chuẩn. Mọi sự thắc mắc, quý khách hàng có thể liên hệ về số hotline 1900.3010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
>>> Xem thêm
Văn Khấn Đốt Vàng Mã Cho Người Mất
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0585 858 545
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Website daythangthoinoi.com/
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Gìn Giữ Nét Đẹp Tâm Linh Người Việt