Cúng Ông Công Ông Táo cần những gì? Khi cúng cần lưu ý những gì?… Tưởng chừng như đơn giản và quen thuộc nhưng không phải gia chủ nào cũng biết. Hiểu được điều này, ở bài viết này, Daythangthoinoi sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc trên cho gia chủ. Không riêng gì lễ cúng Ông Công Ông Táo mà lễ cúng nào cũng vậy, việc chuẩn bị lễ vật một cách chỉnh chu thì điều rất cần thiết.
Daythangthoinoi – Chuyên mâm cúng trọn gói theo đúng yêu cầu của quý khách hàng tại TPHCM và các vùng lân cận.
Cúng Ông Công Ông Táo cần những gì?
Cúng ông Công Ông Táo gồm có lễ cúng đưa Ông Táo về chầu trời vào ngày 23 tháng chạp và rước về nhà vào đêm 30 tháng Chạp (nếu là tháng đủ, còn tháng thiếu là ngày 29 âm lịch).
Tùy vào văn hóa vùng miền cũng như truyền thống tín ngưỡng thì lễ vật cũng có ít nhiều sự khác nhau. Tuy nhiên các lễ vật không thể thiếu đó là:
- Mũ ông Công ba cỗ: Hai mũ của hai Táo ông và một mũ của Táo bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.
- Cá chép: Tượng trưng cho phương tiện tiễn ông Công, ông Táo lên chầu trời, có thể là cá chép giấy hoặc cá chép sống điều được.
Ngoài những lễ vật “bắt buộc” phải có như trên, gia chủ còn phải chuẩn bị mâm lễ chay ( bánh kẹo, xôi chè, hoa quả, giấy,..) hoặc mâm cúng mặn.
>>> Bài viết liên quan
Thắp hương Ông Công Ông Táo ở đâu trong nhà?
Chúng tôi xin gửi đến quý khách hàng những lễ vật trong mâm cúng mặn như sau:
- 1 đĩa xôi gấc
- 1 đĩa hoa quả
- 1 ấm trà sen
- 3 chén rượu
- Trầu cau
- Bình hoa tươi
- Vàng mã
- 1 đĩa gạo
- 1 đĩa muối
- Thịt vai luộc (hoặc thịt gà)
- 1 bát canh
- 1 đĩa xào
- 1 đĩa giò.
Cúng Ông Công Ông Táo cần lưu ý gì?
Để lễ cúng được trọn vẹn ý nghĩa, gia chủ cần phải biết những điều kiêng kị và nghi lễ cúng cho chuẩn tâm linh. Với lễ cúng Ông Táo ngày 23 Tháng Chạp, quý gia chủ cần lưu ý những điều sau:
- Vì cá chép là “phương tiện” để Ông Công Ông Táo về chầu trời, do vậy, cá chép là lễ vật không thể thiếu trong danh sách các lễ vật.
- Thời gian thực hiện lễ cúng phải diễn ra trong khoảng thời gian tối ngày 22 đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì cúng sau khoảng thời gian này, Ông Táo đã về trời và không nhận được lễ vật mà gia chủ cúng.
- Tuyệt đối không được đặt mâm cúng dưới bếp.
- Không xin tài lộc, sung túc. Điều này là giải thích là do, ông Táo về trời để báo cáo chuyện tốt xấu của gia chủ dưới trần gian.
- Không nên thả dưới cá chép từ trên cao xuống, thả nhẹ nhàng.
Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc về cúng Ông Công Ông Táo cần những gì. Nếu quý gia chủ không có thời gian để chuẩn bị lễ vật thì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0585 858 545
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Website daythangthoinoi.com/
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Gìn Giữ Nét Đẹp Tâm Linh Người Việt