Cúng Ông Công Ông Táo ở đâu? Cúng ở bàn thờ hay ở bếp là đúng? Cần lưu ý gì để lễ cúng được trọn vẹn nhất? Cúng Ông Táo là một trong những truyền thống tín ngưỡng lâu đời của ông bà ta. Tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải quý gia chủ nào cũng biết. Hiểu được điều này, Daythangthoinoi sẽ giải đáp cho quý gia chủ về việc cúng ông Táo ở đâu là đúng. Hãy cùng đọc và tham khảo qua bài viết dưới đây.
Ý nghĩa của lễ cúng Ông Công Ông Táo 23 tháng Chạp 2024
Lễ cúng Ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp là một trong những truyền thống tín ngưỡng lâu đời của ông bà ta. Cúng Ông Táo ngày 23 tháng Chạp là cúng đưa ông Táo về chầu trời, báo cáo những gì diễn ra trong suốt một năm dưới hạ giới.
Ông Công Ông Táo là vị thần Bếp, “tai nghe mắt thấy” những chuyện xảy ra của gia quyến dưới trần gian. Cứ vào 23 tháng Chạp, Ông Táo sẽ cưỡi cá chép vàng về trời chầu Ngọc Hoàng. Vào ngày này, gia chủ sẽ làm lễ cúng để đưa Ông Táo về trời. Đi từ Bắc đến Nam, tùy theo truyền thống tín ngưỡng cũng như văn hóa vùng miền thì việc dâng lễ vật sẽ có nhiều sự khác nhau.
Cúng Ông Công Ông Táo ở đâu? Bàn thờ gia tiên hay ở bếp?
Ông bà tổ tiên chúng ta quan niệm: Ông Công và Ông Táo là hai vị thần khác nhau.
- Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà gia chủ.
- Ông Táo là vị thần bếp, trông coi chuyện bếp núc, chứng kiến những việc làm của gia chủ ở hạ giới.
Chính vì vậy, ông bà ta quan niệm phải đặt mâm cúng ở hai nơi khác nhau, đó là ở bếp và ở bàn thờ gia tiên.
Vậy Cúng Ông Công Ông Táo ở đâu? – Trả lời: Cúng ông Táo là cúng ở bếp còn cúng Ông Công là cúng ở bàn thờ chính cùng với gia tiên.
Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ…
Cúng đưa Ông Táo về trời ngày 23 tháng Chạp cần lưu ý gì?
Để lễ cúng được trọn vẹn ý nghĩa, gia chủ cần phải biết những điều kiêng kị và nghi lễ cúng cho chuẩn tâm linh. Với lễ cúng Ông Táo ngày 23 Tháng Chạp, quý gia chủ cần lưu ý những điều sau:
- Vì cá chép là “phương tiện” để Ông Công Ông Táo về chầu trời, do vậy, cá chép là lễ vật không thể thiếu trong danh sách các lễ vật.
- Thời gian thực hiện lễ cúng phải diễn ra trong khoảng thời gian tối ngày 22 đến trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp. Vì cúng sau khoảng thời gian này, Ông Táo đã về trời và không nhận được lễ vật mà gia chủ cúng.
- Tuyệt đối không được đặt mâm cúng dưới bếp.
- Không xin tài lộc, sung túc. Điều này là giải thích là do, ông Táo về trời để báo cáo chuyện tốt xấu của gia chủ dưới trần gian.
- Không nên thả dưới cá chép từ trên cao xuống, thả nhẹ nhàng.
Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ biết thêm về Cúng Ông Công Ông Táo Ở Đâu? Cúng Ông Táo ở bàn thờ hay dưới bếp. Lễ cúng nào cũng vậy, gia chủ cần chuẩn bị lễ vật tươm tất và thực hiện nghi lễ cúng chỉnh chu.
>>> Xem thêm:
Cúng Ông Táo Ngày nào, Giờ nào?
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0585 858 545
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Website daythangthoinoi.com/
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Gìn Giữ Nét Đẹp Tâm Linh Người Việt