Cúng Tổ Nghề Mộc: [Chi Tiết] Cách Cúng, Văn Khấn & Lễ Vật!

Cúng tổ nghề Mộc là ngày nào? Ông tổ nghề Mộc là ai? Chi tiết văn khấn và cách cúng như thế nào đúng chuẩn tâm linh?… Có lẽ đây chính là thắc mắc của phần lớn quý gia chủ đang làm nghề mộc có mong muốn bày tỏ lòng thành lên tổ nghề. Họ mong muốn với sự thành tâm của mình, tổ nghề sẽ che chở và phù hộ công việc nghề mộc của họ gặp nhiều may mắn, suôn sẻ.

Đừng quá lo lắng! Những thắc mắc này sẽ được Daythangthoinoi giải đáp một cách chi tiết qua bài viết sau. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

Ý nghĩa lễ cúng tổ nghề mộc
Ý nghĩa lễ cúng tổ nghề mộc

Ông tổ nghề mộc là ai?

Cho đến nay vẫn có nhiều tài liệu nói về ông tổ nghề mộc. Tuy nhiên, không phải tài liệu nào cũng “thảo luận” chính xác về nhân vật này. Do vậy. chúng ta nên chắc lọc nội dung bài viết bên những đơn vị uy tín để tìm hiểu.

Hiện nay, có hai nhân vật được các thế hệ đi trước tôn thờ làm tổ nghề mộc là: Nguyễn Công Nghệ và Lỗ Ban.

→ Nhân vật 1: Nguyễn Công Nghệ

Ông sống vào thời chúa Trịnh và rất giỏi nghề mộc. Ông được vua mời vào cung để chạm trổ ngai vàng.

Với kinh nghiệm và tài năng của mình, ông nhanh chóng tạo ra một thành phẩm uy nghi và bề thế. Tuy nhiên trong lúc làm việc, vì quá mệt và không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, vì vậy ông đã ngủ trên ngai vàng. Chứng kiến cảnh đó, chúa Trịnh đã nổi giận và bắt giam ông vào ngục tù. Sau khi chúa mất, bà chúa lên ngôi.

Sau khi thấy ngai vị được chạm khắc một cách quá tinh tế và đẹp mắt thì bà chúa đã tìm hiểu, cho gọi Nguyễn Công Nghệ. Bà yêu cầu ông làm bức tượng Phật từ tâm (phật nghìn mắt nghìn tay và bốn mặt) quy mô hoành tráng.

Vì lao lực quá lâu, từ một chàng trai vạm vỡ, khỏe mạnh Nguyễn Công Nghệ biến thành kẻ ốm yếu, mùa lòa rồi trượt chân rơi xuống suối mà chết. Từ đó, người dân tưởng nhớ đến tài năng của chàng rồi lập lễ cúng, coi đây là tổ nghề của ngành Mộc.

→ Nhân vật thứ 2: Lỗ Ban

Lỗ Ban là cao nhân thợ mộc ở Trung Quốc. Ông có nhiều tài năng và đặt những viên gạch nền móng đầu tiên cho ngành gỗ. Ông có công phát minh ra compa và cưa đục. Ông được người dân Trung Quốc gọi là ông tổ của ngành mộc.

Ông tổ nghề mộc là ai?
Ông tổ nghề mộc là ai?

Ý nghĩa của lễ cúng tổ nghề mộc

Đến đây sẽ có nhiều bạn đọc thắc mắc: Cúng giỗ tổ nghề mộc có ý nghĩa gì? Vì sao lại phải cúng?… Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản: ý nghĩa của lễ cúng tổ nghề cũng giống như ý nghĩa của lễ cúng giỗ tổ tiên ông bà. Đây là lễ cúng mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc được gìn giữ qua nhiều thế hệ. Cụ thể:

→ Là cách để những chủ doanh nghiệp gỗ và thợ mộc biết ơn, “uống nước nhớ nguồn” đến tổ nghề, các thệ hệ trước đã tạo những viên gạch nền móng đầu tiên cho ngành này.

→ Ngoài ra, đây cũng là dịp gửi tấm lòng thành và cầu được tổ nghề mang đến sự bình an, may mắn, bình an và có nhiều tài lộc trong quá trình kinh doanh làm môc.

Cúng giỗ tổ nghề mộc là ngày nào?
Cúng giỗ tổ nghề mộc là ngày nào?

Giỗ tổ nghề Mộc vào ngày nào?

Theo đúng truyền thống, cứ vào ngày từ 20 tháng 12 (tháng Chạp) âm lịch thì mọi người có liên quan đến ngành gỗ từ quản lý đến thợ mộc bình thường điều làm mâm cúng giỗ tổ nghề mộc.

Tuy nhiên, ở nhiều nơi, họ lấy ngày 13 tháng 6 âm lịch để tổ chức lễ cúng tổ nghề. Do vậy, nếu nhiều gia chủ ngành mộc kĩ tính và tâm linh thì họ sẽ cúng tổ vào cả hai ngày này. Điều quan trọng ở đây chính là phải đầy đủ lễ vật phải đầy đủ và thể hiện được lòng thành của gia chủ. Quy mô tổ chức lễ cúng lớn hay nhỏ phụ thuộc vào quan niệm và điều kiện kinh tế của từng người.

Lễ vật trong mâm cúng tổ nghề mộc gồm những gì?

Lễ vật trong lễ cúng giỗ tổ nghề mộc thường khá đơn giản. Tùy vào văn hóa vùng miền và truyền thống tín ngưỡng tâm linh của từng gia chủ sẽ có ít nhiều có sự khác nhau về lễ vật. Tuy nhiên về cơ bản vẫn phải có những lễ vật sau:

  • Mâm trái cây ngũ quả.
  • Hoa: hoa lay ơn, hoa cúc vàng đại đóa
  • Nhang rồng phụng 5 tất: 3 cây hoặc 5 cây
  • Gạo, muối, trà, rượu, nước
  • Trầu cau
  • Gà trống luộc chéo cánh
  • Heo quay nguyên con
  • Bánh bao.
Mâm cúng tổ nghề mộc
Mâm cúng tổ nghề mộc

Văn khấn cúng tổ nghề mộc #chuẩn nhất

 

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là …………………………………………………………………….

Ngụ tại…………………………………………………………………………………

Hôm nay là ngày… tháng….. năm……….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề Mộc

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề Mộc thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!

 

Cần lưu ý gì khi cúng giỗ tổ nghề mộc?

Mỗi một lễ cúng điều mang một ý nghĩa khác nhau, do vậy, điều quan trọng ở đây chính là quý gia chủ phải tìm hiểu kĩ và chuẩn bị lễ vật cho đầy đủ để lễ cúng được trọn vẹn. Ngoài ra quý gia chủ cần phải lưu ý những điều sau để tránh được điều kiêng kỵ trong lễ cúng. Cụ thể:

  • Chủ lễ là người thợ có uy tín trong nghề hoặc là người lớn tuổi nhất.
  • Lễ cúng giỗ tổ ngành mộc phải có con gà trống, một con heo và một vò rượu nếp trắng.
  • Đặt lễ vật lên bàn thờ Tổ khấn vái rồi xá ba xá, lạy ba lạy.
  • Ngoài ra, với những bạn mới bước chân vào nghề mộc thì phải dâng rượu lên người thầy hoặc chủ lễ. Chủ lễ đón nhận lễ và trao lại một ly rượu trắng, sau đó lễ phép nâng ly rượu mời người thợ mình tôn làm thầy. Thầy uống cạn ly chấp nhận môn đồ chỉ dạy tận tình. 
Cần lưu ý gì khi cúng tổ nghề mộc?
Cần lưu ý gì khi cúng tổ nghề mộc?

Daythangthoinoi – Chuyên nhận đặt mâm cúng tổ nghề mộc đúng yêu cầu, giao tận nơi

Ngày nay, nhu cầu đặt mâm cúng online trở nên khá phổ biến. Nó góp phần giải quyết được những vấn đề mà quý khách hàng đang gặp phải, vừa tiết kiệm về thời gian và chi phí chuẩn bị lễ cúng.

Daythangthoinoi đã và đang khẳng định được sự tin tưởng của quý khách hàng. Ngoài mâm cúng Thần Tài, chúng tôi còn nhận đặt mâm cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương, động thổ,…

  • Đội ngũ nhân viên tư vấn nhanh chóng, tận tâm và đúng yêu cầu.
  • Tùy vào từng phân khúc khách hàng khác nhau, chúng tôi sẽ có từng gói sản phẩm mâm cúng đầy tháng, thôi nôi phù hợp nhất.
  • Cam kết chất lượng lễ vật đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đầy đủ trong mâm cúng.
  • Giao hàng tận nơi, đúng yêu cầu, bày trí mâm cúng đẹp mắt.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí. Mức giá phù hợp, đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng.

Ngoài mâm cúng tổ nghề, Daythangthoinoi còn nhận đặt các mâm cúng theo yêu cầu khác: cúng đầy tháng, thôi nôi, khai trương, động thổ,…

Văn khấn cúng giỗ tổ nghề mộc
Văn khấn cúng giỗ tổ nghề mộc

TÓM LẠI LÀ:

Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý bạn đọc sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về lễ cúng tổ nghề mộc. Lễ vật trong lễ cúng tương đối đơn giản, quý gia chủ có thể tự chuẩn bị hoặc đặt mâm cúng theo yêu cầu tại Daythangthoinoi. Mỗi lễ cúng điều mang một ý nghĩa khác nhau, điều quan trọng nhất là phải bày tỏ được lòng thành để tổ nghề che chở và công việc làm ăn được may mắn.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cúng đầy tháng thì có thể gọi về số hotline 1900 3010 hoặc fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.

>>> Xem thêm bài viết:

Cúng giỗ tổ nghề sân khấu: Cách cúng, Lễ vật, Văn khấn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *