Gác đòn dông là một trong những nghi lễ quan trọng khi xây nhà mới. Do vậy, để mang lại những điều may mắn và không phạm phải điều không hay về tâm linh thì phải biết được kiêng kỵ khi gác đòn dông.
Tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải ai cũng biết, hiểu được điều này, bằng những kinh nghiệm thực tế của mình, Daythangthoinoi sẽ lần lượt giải đáp trong bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và theo dõi nhé!
Đòn dông là gì? Lễ cúng gác đòn dông là gì?
Đòn dông hay còn gọi là cái rường nhà, nó ở vị trí cao nhất của ngôi nhà. Thông thường, nó chính là thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà, tạo thành đỉnh của nóc nhà.
Đến đây, chúng ta sẽ có thắc mắc lễ gác đòn dông là gì? Câu trả lời cụ thể như sau:
Lễ gác đòn dông là lễ cất nóc hay là lễ Thượng Lương. Để chọn được ngày giờ gác đòn đông, quý gia chủ phải nhờ đến thầy phong thủy để chọn được giờ đẹp, hợp tuổi, hợp mạng để mang lại những điều may mắn nhất.
Những điều kiêng kỵ khi gác đòn dông
Mỗi một lễ cúng khi xây nhà mới điều mang một ý nghĩa riêng, chính vì vậy, quý gia chủ phải tìm hiểu rất kỹ và chính xác về từng nghi lễ.
Dưới đây, Daythangthoinoi sẽ giải đáp những thắc mắc về gác đòn dông. Mọi người có thể tham khảo và áp dụng nếu phù hợp với gia đình mình nhất nhé!
Chọn ngày giờ gác đòn dông
Theo đúng phong tục của người Việt, các lễ cũng quan trọng liên quan đến nhà mới điều nên được xem ngày tốt, giờ tốt để thực hiện. Ngày giờ gác đòn dông phải hợp tuổi hợp, hợp mạng, ngày lành và không phạm phải những điều không hay.
Ông bà ta quan niệm rằng, lễ gác đòn dông phải tránh ngày Tam Nương, ngày Dương công kỵ nhật, ngày Thọ Tử, ngày Nguyệt kỵ hay Nguyệt tận. Ngoài ra, lễ gác đàn dông nên thực hiện vào ngày giờ sau:
Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mẹo, Ất Tị, Đinh Mùi, Kỳ Dậu, Tân Hợi, Quý Sửu, Ất Mẹo, Đinh Tị, Kỷ Mùi, Tân Dậu, Quý Hợi, Giáp Tý, Ất Sửu, Đinh Mẹo, Mậu Thìn, Kỷ Tị, Canh Ngọ, tân Mùi, Nhâm Thân, Giáp Tuất, Bính Tý, Mậu Dần, Canh Thìn, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Bính Tuất, Mậu Tý, Canh Dần, Giáp Ngọ, Bình Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý.
Lễ vật cúng gác đòn dông
Lễ vật trong mâm cúng gác đòn dông cũng là một trong những điều mà gia chủ đặc biệt phải lưu ý. Vì mâm cúng nào cũng vậy, lễ vật đầy đủ thì lễ cúng mới đúng ý nghĩa.
Theo truyền thống tín ngưỡng của cha ông ta để lại, mâm cúng gác đòn dông sẽ gồm có:
- Một con gà (chọn những con gà trống khỏe mạnh, chân to, vàng)
- Một bát gạo, một bát nước, nửa lít rượu trắng.
- Bao thuốc lá, chè.
- Một bộ quần áo Quan Thần linh, mũ giày, tất cả đều màu đỏ kiếm trắng
- Một đĩa xôi, một đĩa muối.
- Một bộ đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền.
- Năm cái oản đỏ, năm lá trầu, năm quả cau.
- Năm quả tròn, chín bông hoa hồng đỏ.
Tùy vào văn hóa vùng miền cũng như điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà lễ vật cũng sẽ khác nhau, chúng ta cũng đừng quá bất giờ về sự khác nhau này.
Văn khấn cúng gác đòn dông đúng chuẩn tâm linh
Ngày giờ cúng, lễ vật cúng thì như thế, còn văn khấn cúng gác đòn dông thì sao? Bất kì mẫu văn khấn nào cũng vậy, nội dung bài văn khấn tương đối dài và khó nhớ, do vậy, khi cúng quý gia chủ có thể in ra tờ giấy A4 để đọc một cách dễ dàng hơn, chỉnh chu hơn.
Nội dung bài cúng gác đòn dông cụ thể như sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị tôn thần.
Con kính lạy Quan Đường Liên.
Con kính lạy các Tôn thần bản giới.
Tín chủ con là…
Ngụ tại……
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…..
Tín chủ con thành tâm sắm lễ quả cau, lá trầu, hương hoa, trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án có lời thưa rằng.
Vì tín chủ con khởi tạo cất nóc căn nhà ở địa chỉ…….. Ngôi dương cư trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu.
Nay chọn được ngày lành tháng tốt kính cáo Chư vị Linh thần cúi mong soi xét cho phép được cất nóc
Tín chủ con thành tâm kính mời ngài Kim Niên Đường cai Thái Tuế, Chí đức Tôn thần, Ngãi bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ thần linh thổ địa, ngài Định Phúc Táo Quân, các ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các vị thần linh cai quản trong khu vực này.
Cúi xin các ngài nghe thấu lời mời giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc anh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, Sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị tiền chủ, hậu chủ và các Hương Linh cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lành, công việc chóng thành, muôn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật”
Tuyệt đối không được phạm phải kiến trúc xung quanh
Nếu quý gia chủ để ý thì sau khi gác đòn dông thì các thầy phong thủy sẽ khuyên nên bao tấm lụa đỏ vào hai đầu của đòn dông. Thật ra cũng không phải ngẫu nhiên mà các thầy lại bảo như thế, nó mang ý nghĩa là: Khi gác đàn dông cần phải tránh chĩa hướng sang kiến trúc hay nhà xung quanh.
Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ giải đáp được những điều kiêng kỵ khi gác đòn dông. ” Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, do vậy để lễ cúng được trọn vẹn thì quý gia chủ phải biết được những điều này. Gia chủ và các thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau cầu xin sự sung túc và cuộc sống gia đình khi xây ngôi nhà mới.
>>> Xem bài viết liên quan tại đây
Hướng dẫn làm lễ cúng đổ móng nhà
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0585 858 545
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Website daythangthoinoi.com/
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Gìn Giữ Nét Đẹp Tâm Linh Người Việt