Bà Chúa Kho là ai? Đền Bà Chúa Kho ở đâu? Văn khấn đền Bà Chúa Kho đầy đủ là gì? Cách dâng lễ vật và cầu nguyện để gặp nhiều may mắn thế nào là ĐÚNG chuẩn? Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người khi tham gia trẩy hội đền Bà Chúa Kho. Đừng quá lo lắng, câu trả lời sẽ được Daythangthoinoi giải đáp qua bài viết sau đây.
Bà Chúa Kho là ai?
Đúng là từ lâu đến nay, đã có nhiều tài liệu bàn về sự tích của Bà Chúa Kho, tuy nhiên đây cũng là nguồn gốc gây ra nhiều tranh cãi và thảo luận. Bà được miêu tả theo nhiều hình tượng, tùy thuộc vào những góc nhìn và niềm tin của mỗi người. Có người kết nối Bà với dòng dõi hoàng tộc, cho rằng Bà là vợ của một vua. Một số người khác lại ví Bà như một cô gái xinh đẹp, hiền hậu và đầy nét nữ tính.
Theo truyền thuyết, Bà Chúa Kho là một người đầy tài năng, sắc sảo và tràn đầy lòng nhân ái. Dù xuất thân từ một gia đình nghèo khó nhưng bà luôn có kiến thức về văn hóa và cầm kì thi họa.
Nhờ tài năng của mình, Bà đã được nhà vua chú ý và trở thành hoàng hậu. Tuy nhiên, Bà nhận thấy rằng quê hương của mình vẫn còn hoang sơ, đất đai chưa được khai thác và sản xuất nông nghiệp còn thấp. Vì vậy, Bà đã xin được trở về làng, thành lập ấp xóm và tăng cường sản xuất nông nghiệp.
Vào ngày 12 tháng Giêng năm 1077, quân giặc Tống đã xâm lược nước ta. Lý Thường Kiệt đã lãnh đạo nhân dân chống lại địch. Trong thời điểm đó, Núi Kho, Cầu Gạo và Cổ Mễ đã trở thành kho lưu trữ lương thực, đồng thời cũng là vị trí chiến lược quan trọng có thể kiểm soát con đường từ Lạng Sơn qua sông Cầu về Thăng Long xưa.
Trong trận Như Nguyệt, Bà đã tổ chức sản xuất và giữ gìn kho lương thực. Thật không may, bà đã bị quân địch giết trong trận chiến đó.
Sau trận chiến, nhà vua đã bày tỏ lòng thương tiếc sâu sắc và truy phong cho Bà danh hiệu Phúc Thần. Ngài cũng ra lệnh xây dựng một đền thờ tại kho lương thực triều đình ở Núi Kho. Đền thờ đó sau này được gọi là Đền Bà Chúa Kho, nơi mà người dân đến để tưởng nhớ và tôn vinh Bà Chúa Kho.
Nằm trên đỉnh ngọn núi Kho, tại khu phố Cô Mễ, phường Vũ Ninh, quận Bắc Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Đền Bà Chúa Kho là một nơi linh thiêng thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn sâu sắc của người dân đối với Bà Chúa Kho.
Lễ hội đền Bà Chúa Kho diễn ra vào ngày nào?
Tháng giêng mỗi năm, đền Bà Chúa Kho là một trong những địa điểm tổ chức lễ hội đầu năm. Tại lễ hội này, người dân tại đây thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ đến Bà Chúa Kho. Lễ hội này thường diễn ra vào ngày 14 tháng giêng âm lịch hàng năm tại đền Bà Chúa Kho, thuộc thôn Cổ Mễ, xã Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh.
Văn khấn đền Bà Chúa Kho chuẩn tâm linh
Văn khấn đền Bà Chúa Kho được chia làm 3 ban chính:
Văn khấn đền Bà Chúa Kho ban Tứ Phủ Công Đồng
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Đức Phật bà Quan Âm Bồ Tát.
Con lạy Đức vua cha Ngọc Hoàng thượng đế.
Con lạy Tam Tòa Đức Thánh Mẫu.
Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn Linh, Ngũ vị Tôn Ông Hội đồng các quan.
Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà
Con lạy Tứ Phủ Ông Hoàng
(Ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bẩy, Ông Hoàng Đôi, Ông Hoàng Mười).
Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Cô, Tứ Phủ Đức Thánh Cậu
Con lạy Công Đồng các giá, các quan, 36 cửa rừng, 12 cửa biển
Con lạy Thánh bạch xà thân linh.
Hương tử con tên là: (người đi lễ) đồng gia quyến đẳng.
Nam nữ tử tôn trú quán tại địa chỉ:
Hôm nay, ngày ……. tháng …… năm ……… Về lễ Đền Bà Chúa Kho – Khu Cổ Mễ – Phường Vũ Ninh – TP.
Bắc Ninh thành tâm kính dâng tờ vàng cánh sớ, lễ chay, lễ mặn, kim ngân vàng tiền.
Cầu xin Hội đồng các Quan phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an, vạn sự bình an, gặp nhiều may mắn hanh thông, thuận tiện trong mọi lĩnh vực, bốn mùa xuân, hạ, thu, đồng bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ, năm sung giải xung, tháng hạn giải hạn.
Kinh doanh buôn bán được đẹp cửa hàng, sang cửa hiệu, dẫn khách mua, đưa khách bán, khách đến tìm đến, khách xa tìm về, tài lộc bốn phương mang lại.
Công danh thành đạt, quan trên dẫn lối, quan dưới dẫn đường, mọi đường công danh có Hội đồng các quan âm phù, dương trợ, luôn luôn phát huy trí tuệ, tài năng trong mọi lĩnh vực.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Văn khấn đền Bà Chúa Kho ban Cung Đệ Nhị
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Đức Phật Bà Quan Âm Bồ Tát
Con lạy Tam Tòa Đức Thánh Mẫu linh từ quốc mẫu Bà Chúa Kho hiển hóa anh linh.
Con lạy Thiên Tiên Thánh Mẫu
Con lạy Địa Tiên Thánh Mẫu
Con lạy Thủy Tiên Thánh Mẫu
Con lạy Đệ tứ khâm sai, Tứ vị chầu bà, năm dinh quan lớn, mười dinh các quan, Ngũ Hổ thần tướng, mười hai Tiên Cô, mười hai Thánh Cậu, Thánh Bạch Xà thần linh tại đền Bà Chúa Kho khu Cổ Mễ – Phường Vũ Ninh – TP.Bắc Ninh.
Hôm nay, ngày …..tháng …. năm ………….
Hương tử con là:……………………
Cùng đồng gia quyến đẳng địa chỉ tại:
Về lễ cửa đền chắp tay kính lễ xin dâng tờ vàng, cánh sớ, lễ chay, lễ mặn, kim ngân tiền vàng ….
Cầu xin Tam tòa đức Thánh Mẫu, linh từ Quốc Mẫu Bà Chúa Kho hiển hóa anh linh phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an, vạn sự bình an, gặp nhiều may mắn hanh thông, thuận tiện trong mọi lĩnh vực, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ, năm sung giải xung, tháng hạn giải hạn.
Kinh doanh buôn bán được đẹp cửa hàng, sang cửa hiệu, dẫn khách mua, đưa khách bán, khách đến tìm đến, khách xa tìm về, tài lộc bốn phương mang lại.
Công danh thành đạt, quan trên dẫn lối, quan dưới dẫn đường, mọi đường công danh có Hội đồng các quan âm phù, dương trợ, luôn luôn phát huy trí tuệ, tài năng trong mọi lĩnh vực.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Văn khấn đền Bà Chúa Kho ban Bát Bộ Sơn Trang
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Phật, chư Phật mười phương.
Con lạy Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Đức Phật Bà Quan Âm Bồ Tát
Con lạy Tứ Phủ Chầu Bà
Châu Đệ Nhất Thượng Thiên
Châu Đệ Nhị Thượng Ngàn
Châu Đệ Tam Thoải Phủ
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai.
Con lạy Tứ Phủ Đức Thánh Cô, Tứ Phủ Đức Thánh Cậu, Bát Bộ Sơn Trang, Thập Nhị tiên nàng cai quản 36 cửa rừng, 12 cửa biển.
Con lạy ngũ hổ thần tướng, quan thanh bạch xà thần linh tại Đền Bà Chúa Kho – Khu Cổ Mễ – Phường Vũ Ninh – TP Bắc Ninh.
Hôm nay, ngày …..tháng …. năm ………….
Hương tử con là:…………
Cùng đồng gia quyến đẳng địa chỉ tại:
Về lễ cửa đền chắp tay kính lễ xin dâng tờ vàng, cánh sớ, lễ chay, lễ mặn, kim ngân tiền vàng ….
Cầu xin Tứ phủ Chầu Bà phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khỏe dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an, vạn sự bình an, gặp nhiều may mắn hanh thông, thuận tiện trong mọi lĩnh vực, bốn mùa xuân, hạ, thu, đông bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ, năm sung giải xung, tháng hạn giải hạn.
Kinh doanh buôn bán được đẹp cửa hàng, sang cửa hiệu, dẫn khách mua, đưa khách bán, khách đến tìm đến, khách xa tìm về, tài lộc bốn phương mang lại.
Công danh thành đạt, quan trên dẫn lối, quan dưới dẫn đường, mọi đường công danh có Hội đồng các quan âm phù, dương trợ, luôn luôn phát huy trí tuệ, tài năng trong mọi lĩnh vực.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Lễ vật dâng cúng đền Bà Chúa Kho gồm những gì?
Nếu có gia chủ thắc mắc về các lễ vật cúng tế tại Đền Bà Chúa Kho, thì không cần quá lo lắng về chi tiết của từng lễ vật. Quan trọng nhất là sự thành tâm và lòng thành của mỗi người. Dưới đây là các lễ vật thông thường:
- Lễ Chay: Bao gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản dùng để dâng lễ cho Phật, Bồ Tát và Thánh Mẫu.
- Lễ Mặn: Nếu muốn sử dụng mặn, chúng tôi khuyên nên mua đồ chay như gà, lợn, giò, chả.
- Lễ đồ sống: Không nên sử dụng các loại đồ sống như trứng, gạo, muối, hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ.
- Cỗ sơn trang: Bao gồm những đặc sản chay Việt Nam, không bao gồm cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả. Nếu có gạo nếp cẩm để nấu xôi chè thì cũng có thể dùng cho lễ này.
- Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường bao gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược và những đồ chơi dành cho trẻ em. Lễ vật này cần đẹp, tinh tế và được bao bọc trong những túi nhỏ, đẹp mắt.
- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền: Chỉ sử dụng lễ vật chay mới có thể đem lại phúc lành và giúp lời cầu nguyện được linh ứng.
Trình tự dâng lễ ở đền Bà Chúa Kho
Theo truyền thống, người ta thường bắt đầu lễ Thần linh Thổ địa bằng việc thực hiện lễ trình tại Đền, nhằm cáo giáo với Thần linh về sự hiện diện của họ và dâng lễ tưởng niệm. Các tín đồ thường được phép thực hiện nghi lễ này tại các đình, đền, miếu và phủ.
Sau đó, lễ vật được sắp xếp một lần nữa trước khi đặt lên các ban. Mỗi bộ lễ đều có các mâm và khay đặc biệt để phục vụ cho mục đích cúng lễ tại các đình, đền, miếu và phủ.
Tiếp theo là việc đặt lễ vật lên các ban. Khi dâng lễ, người thực hiện phải thận trọng và dùng hai tay để đặt lễ vật lên bàn thờ. Đặc biệt cần đặt lễ vật lên ban chính trước khi đặt ra các ban ngoài.
Chỉ khi lễ vật đã được đặt xong trên các ban, người thực hiện mới được thắp hương.
Khi thực hiện lễ, người thực hiện phải tuân theo trật tự từ ban thờ chính đến các ban. Thường thì ban cuối cùng được thực hiện là ban thờ cô thờ cậu.
Thứ tự thắp hương khi đi đền Bà Chúa Kho
Khi thắp hương, người làm lễ nên bắt đầu từ ban thờ chính và thắp từ giữa ra ngoài. Ban thờ chính được đặt ở vị trí trung tâm và được thắp hương trước. Các ban thờ hai bên sẽ được thắp hương sau khi thắp xong hương ban chính.
Khi thắp hương cần dùng số lẻ như 1, 3, 5, 7 nén, thường thì sử dụng 3 nén. Sau khi châm lửa, người làm lễ cần dùng hai tay để dâng hương lên ngang trán và vái ba lần trước khi đặt hương vào bình trên bàn thờ, kính cẩn và cẩn thận.
Nếu có sớ tấu trình, nó sẽ được kẹp vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một đĩa nhỏ, sau đó hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần. Trước khi khấn thường, cần thỉnh chuông ba lần và sau đó mới thực hiện khấn lễ.
Đi đền Bà Chúa Kho cần lưu ý điều gì?
Để thể hiện lòng thành kính, việc chuẩn bị lễ vật cần phải đầy đủ và chu đáo. Khi viết sớ đi lễ đền Bà Chúa Kho, cần chính xác, không sai lệch và thật chi tiết (bao gồm tên, địa chỉ và nội dung cầu nguyện). Hoa tươi nên dùng loại hoa cúc và đặt trực tiếp trên mâm lễ, không cần cắm vào lọ. Các vật lễ cần phải đặt đúng nơi theo quy định tại các mâm lễ đền Bà Chúa Kho.
Lễ chay và lễ tiền vàng là các loại lễ vật nên được đặt trên mâm lễ, chỉ có ban Tứ Phủ Công Đồng mới được dùng lễ mặn. Khi sắm lễ vật nên thỏa thuận giá cả trước khi mua và tiền nên để trong hòm công đức. Không nên nhờ người khấn hộ, và khi đã khấn vái, cần thực hiện lời hứa một cách chính xác nhất, tránh thất hứa với Bà Chúa.
Trang phục cần phải nhã nhặn, lịch sự, gọn gàng và tránh mặc quần áo hở hang, màu sặc sỡ. Nên hạn chế mang giày cao gót và nên đi giày dép lịch sự, gọn gàng. Ngoài ra, không nói tục chửi bậy hay có hành vi xằng bậy khi ở trong đền.
TÓM LẠI LÀ:
Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về lễ vật, sự tích và văn khấn Bà Chúa Kho chuẩn tâm linh nhất. Tín ngưỡng thờ cúng, dâng lễ đền chùa không bắt buộc ai hay ràng buộc ai cả. Chúng ta hãy cầu nguyện bằng sự thành tâm của mình để ơn trên và Bà Chúa Kho che chở, phù hộ.
>>>> Xem thêm chi tiết:
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0585 858 545
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Website daythangthoinoi.com/
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Gìn Giữ Nét Đẹp Tâm Linh Người Việt