Mỗi lễ cúng điều mang một ý nghĩa tâm linh riêng cho gia đình của gia chủ. Với lễ cúng rằm tháng 7 cũng thế, so với các lễ rằm khác thì rằm tháng 7 được người Việt thực hiện một cách chỉnh chu hơn. Tuy phổ biến và được các thế hệ ông bà đi trước hướng dẫn nhưng không phải gia chủ nào cũng biết đầy đủ các nghi lễ của lễ cúng này. Ở bài viết này, Daythangthoinoi sẽ giải đáp về thắc mắc: Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì? Cùng đọc và theo dõi nhé!
Daythangthoinoi – Chuyên mâm cúng trọn gói theo yêu cầu của quý khách hàng tại Tphcm và các vùng lân cận.
Cúng rằm tháng 7 có ý nghĩa gì?
Theo truyền thống của người Việt, cúng rằm tháng 7 là được diễn ra vào ngày 15 tháng 7 Âm Lịch. Rằm tháng 7 đặc biệt hơn những ngày rằm khác ở chỗ:
- Đây là ngày Tết Trung Nguyên, ngày xá tội vong nhân theo phong tục của các nước Đông Á.
- Ngày 15/7 âm lịch được người Việt gọi là lễ cúng cô hồn, cúng chúng sinh cho người người chết oan, không ai thờ cúng và chưa được siêu thoát.
- Ngày Vu Lan báo hiếu cũng là ngày rằm tháng 7. Con cái gia đình cùng nhau làm mâm cúng tạ ơn ông bà và cầu mong tổ tiên ông bà phù hộ gia đình gặp may mắn, bình an…. Gia đình quây quần bên nhau, sum vầy sau những ngày bận rộn.
Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
Theo đúng chuẩn tâm linh, lễ cúng rằm tháng 7 sẽ có 2 mâm cúng bao gồm: Mâm cúng tổ tiên ông bà và mâm cúng chúng sinh. Chính vì vậy, đi kèm với hai mâm cúng này sẽ có các bộ vàng khác nhau. Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm có:
Vàng mã cúng rằm tháng 7 trong mâm cúng gia tiên
Với mâm cúng gia tiên thì ông bà ta thường dùng tiền vàng mã, tiền âm phủ và các vật dụng được làm bằng giấy giống y chang so với đồ thật như quần áo, xe cộ, giày dép, mũ áo,… để gửi cho ông bà tổ tiên đã mất.
Người xưa quan niệm rằng, khi cúng gia chủ nên đốt nhiều tiền âm phủ một chút để người âm có thể mua được những món đồ mà học cần.
Vàng mã cúng chúng sinh ngày ràm tháng 7
Vàng mã cúng chúng sinh bao gồm: Tiền vàng từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ và tiền chúng sinh (tiền trinh).
Với mâm cúng chúng sinh gia chủ thực hiện mâm cúng ngoài sân hoặc trước hiên nhà để lễ cúng được trọn vẹn ý nghĩa.
Cách đốt vàng mã khi cúng rằm tháng 7
Khi đốt vàng mã, gia chủ nên đốt chậm rãi, vừa đốt vừa gọi tên người đã mất. Không nên vội, không nên đốt nhanh một lần cho vào lửa rồi để đấy, thể hiện sự không thành tâm.
Khi hóa vàng, gia chủ nên chọn ở sân trước nhà sạch sẽ để thực hiện. Nhang tàn gần hết mới được hóa vàng. Mỗi lễ vàng tiền đều được hóa riêng từ các bậc cao xuống theo thứ tự gia thần trước, gia tiên sau. Trước khi hạ mỗi lễ đều vái ba vái và khấn: “Gia chủ xin hóa tiền vàng, kim ngân… thỉnh vong linh gia tiên nhận chút lễ bạc, tâm thành. Kính cáo tôn thần, xin rước vong linh lại về âm giới”.
Điều lưu ý ở đây là:
- Gia chủ không được dùng “cây khấn” vào vàng mã đang đốt, ông bà ta quan niệm rằng như thế sẽ nát hết phần tro.
- Không được dội thẳng nước vào để dập lửa khi lửa chưa tàn hết.
Cần lưu ý gì khi thực hiện lễ cúng rằm tháng 7?
Mỗi lễ cúng điều mang một ý nghĩa riêng, do vậy để trọn vẹn và thực hiện lễ cúng không có nhiều sai sót thì quý gia chủ nên lưu ý một số điều cơ bản sau:
- Cúng cô hồn nên cúng chay: Ông bà ta quan niệm rằng, nếu cúng cô hồn là mâm cúng mặn thì sẽ khơi dậy lòng tham, sân si,..
- Khi rải tiền vàng phải để 4 hướng Đông – Tây – Nam- Bắc mỗi hướng 3 -5-7 cây nhang.
- Cúng rằm tháng bảy nên cúng vào ban ngày, tránh làm vào sẩm tối vì trời gần tối thì cửa âm phủ phải đóng, các oan hồn phải về lại, không nhận được lễ vật mà gia chủ cúng kiếng.
>>>Có thể bạn quan tâm: Có nên cúng cô hồn hàng tháng không?
Chúng tôi hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ đã giải đáp được những thắc mắc về: Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì?
>>> Xem thêm:
Văn Khấn Đốt Vàng Mã Cho Người Mất
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0585 858 545
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Website daythangthoinoi.com/
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Gìn Giữ Nét Đẹp Tâm Linh Người Việt