Lễ cúng khoan giếng ngày nay không còn quá phổ biến như trước. Thông thường lễ cúng đào khoan giếng chỉ còn được thực hiện ở các vùng quê hay khu vực ngoại thành. Chính vì vậy, lễ cúng này được ít người biết đến và loay hoay trong việc chuẩn bị lễ vật cúng kiếng.
Hiểu được điều này, bằng kinh nghiệm thực tế và tham khảo tài liệu về các lễ cúng, Daythangthoinoi sẽ lần lượt giải đáp về cách cúng, lễ vật và bài cúng trong lễ khoan giếng một cách chuẩn nhất. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ý nghĩa của lễ cúng khoan giếng là gì?
Khi làm nhà mới thì phải cúng động thổ, do vậy khi đào giếng mới thì cũng phải làm lễ cúng động thổ đào giếng. Theo quan niệm của ông bà ta, ngày giờ và vị trí đào giếng mang yếu tố tâm linh rất lớn, không phải muốn đào ở đâu cũng được.
Thông thường khi gia chủ muốn đào giếng mới thì phải tìm đến thầy phong thủy để tư vấn ngày giờ và hướng giếng. Điều này ảnh hưởng đến vượng khí của gia chủ và gia đình. Ngoài ra, lễ cúng còn mang lại ý nghĩa công việc gia đình vạn sự hanh thông, tránh được những điều xui xẻo, không hay,… Chính vì vậy, gia chủ phải đặc biệt chú ý.
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đó là quan niệm tín ngưỡng có từ rất lâu đời của người Việt, được duy trì từ thế hệ này qua thế hệ khác. Ngày nay, ở vùng đô thị, thành phố, hầu hết chúng ta điều dùng nguồn nước máy. Do vậy, lễ cúng đào giếng cũng trở nên “hiếm gặp” hơn.
Lễ vật trong mâm cúng khoan giếng gồm những gì?
So với các mâm cúng động thổ khác thì lễ vật trong mâm cúng đào giếng tương đối đơn giản hơn rất nhiều. Việc chuẩn bị lễ cúng cũng phụ thuộc vào văn hóa vùng miền và truyền thống tín ngưỡng của gia đình.
Thông thường, sẽ có lễ cúng đào giếng, tạ giếng và lễ lấp giếng. Daythangthoinoi xin gửi đến quý gia chủ chi tiết các lễ vật cụ thể như sau:
Lễ vật trong lễ cúng đào giếng
- Xôi chè
- Trầu cau
- Rượu
- Gạo muối
- Nhánh chuối
- Bình hoa
- 1 Cặp đèn cầy
Lễ cúng tạ giếng
- Gạo muối
- 5 Ly rượu
- Thuốc lá
- Trầu cau
- Xôi chè
- 1 Khổ thịt heo luộc
- Bánh kẹo
- Trái cây
- 1 Nải chuối chín
- 1 Bình hoa tươi
- 1 Cặp đèn cầy.
Lễ vật cúng lấp giếng
Do có việc không hay hay ngoài ý muốn xảy ra nên gia chủ phải lấp giếng. Trước khi lấp giếng mấy ngày thì gia chủ cần phải rải gạo muối xung quanh giếng. Đến ngày lấp, gia chủ cần chuẩn bị: 1 bình hoa tươi, 1 nải chuối, trầu cau, rượu và thuốc lá.
Văn khấn, bài cúng khoan giếng chuẩn tâm linh
Mỗi lễ cúng điều mang ý nghĩa và có nội dung bài cúng khác nhau. Do vậy để cho lễ cúng đào giếng trọn vẹn được ý nghĩa, gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ lễ vật và mẫu văn khấn.
Nội dung văn khấn cúng đào giếng
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Hôm nay ngày…. Tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh
Con xin kính cáo chư vị thần linh, Thổ Công, Hà Bá, ngày mai ngày…..cho con khai móng đào giếng để dùng, nước trong thanh lọc, mát ngọt dồi dào cho con, để không trắc trở, cúng cáo thần linh, độ trì đệ tử, làm được gặp may, thuận lợi mọi điều không ai quở trách. Lòng thành kính cáo cầu xin chư vị phù hộ độ trì không nên quở trách, làm xong hoàn tất con sẽ tạ ngài, tùy tâm cúng tạ.
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nội dung bài cúng tạ giếng
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Nam mô Đại từ đại bi quán thế âm Bồ Tát
Hôm nay ngày…. Tháng…., đệ tử họ….. tên…., thôn…xã….huyện….tỉnh
Giếng trần con đã đào xong, nước trong tắm mát cả nhà đều yên. Hôm nay cúng tạ chư thần, lãng vãng hà bá ở trong giếng này. Người trần mắt thịt ngu si, không biết cúng cấp, tấm lòng từ bi, cầu xin chư vị quý Ngài, độ cho con được nước trong hoài hoài.
Cầu xin chư vị quý Ngài chứng giám giếng nước trong con đã tạ xong. Lễ mọn lòng thành cúng cấp chư vị thành tâm bái tạ.
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Nam mô A di đà Phật
Cách chọn ngày giờ cúng đào giếng đúng chuẩn tâm linh
Việc chọn được ngày tờ tốt để cúng khoan giếng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với gia chủ và các thành viên trong gia đình. Do vậy, thông thường, quý gia chủ nên nhờ thầy phong thủy xem ngày giờ tốt để tránh phạm phải những điều không hay.
Theo như Daythangthoinoi tìm hiểu được thì:
- Ngày tốt đào giếng khoan bao gồm: Giáp Tý, Ất Sửu, Giáp Ngọ, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Ất Tỵ, Tân Hợi, Tân Dậu, Quý Dậu.
- Ngày tốt sửa giếng bao gồm: Canh Tý, Tân Sửu, Giáp Thân, Quý Sửu, Ất Tỵ, Đinh Tỵ, Tân Hợi.
Điều kiêng kỵ khi cúng khoan giếng là gì?
Sau đây, Daythangthoinoi xin gửi đến quý gia chủ một số điều kiêng kị khi cúng đào giếng cần tránh. Bao gồm:
Tránh đào giếng tại phượng tọa của ngôi nhà
Phượng tọa được xem là nơi cao ráo, có vượng khí, cát trạch. Nếu gia chủ thực hiện khoan giếng ở vị trí này thì sẽ bị “Vượng Sơn Hạ Thủy”. Điều này có nghĩa là vượng khí sẽ rơi xuống nước hết, gia đình có thể bị bệnh tết, không suôn sẻ.
Không được đào giếng ở đối diện hoặc gần bên bếp
Nước thuộc hành Thủy, lửa thuộc hành Hỏa. Nếu vị trí bếp và vị trí giếng đặt gần nhau thì sẽ bị xung khắc, gia đình sẽ dễ sinh ra những bệnh về mắt và tim mạch.
TÓM LẠI LÀ:
Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ đã tìm hiểu và biết thêm về cách cúng, lễ vật và bài cúng khoan giếng một ĐÚNG CHUẨN tâm linh nhất. Đã là các lễ cúng tâm linh thì chúng ta nên chuẩn bị lễ cúng một cách chỉnh chu nhất, tránh xảy ra những điều không hay.
Ngoài ra, nếu quý gia chủ không có thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị mâm cúng khai trương thì có thể liên hệ về số hotline: 1900.3010 hoặc Fanpage để được tư vấn và hỗ trợ.
>>>> Xem thêm bài viết hữu ích khác:
Bài cúng văn khấn ngày giỗ ông bà, cha mẹ
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0585 858 545
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Website daythangthoinoi.com/
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Gìn Giữ Nét Đẹp Tâm Linh Người Việt