Lễ cúng trăng của người khmer là gì? Chi tiết nguồn gốc, ý nghĩa và cách cúng lễ cúng trăng thế nào? Lễ hội này diễn ra vào ngày tháng nào, diễn ra ở đâu?… Có lẽ đây chính là thắc mắc của phần lớn quý gia chủ muốn tìm hiểu để tham gia trẩy hội cùng người dân KhMer.
Đừng quá lo lắng! Câu trả lời của những thắc mắc này sẽ được Daythangthoinoi giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng trăng
Theo như thông tin mà Daythangthoinoi được biết thì lễ hội cúng trăng hay còn gọi là lễ hội Ok-Om-Bok của người dân tộc Khmer. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người Khmer tổ chức lễ đút cốm dẹp ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng. Ngoài ra đây chính là dịp để người dân địa phương bày tỏ lòng biết ơn đến Thần Mặt Trăng – vị thần đang mang đến cho họ một vụ mùa tốt tươi và những điều ước tốt đẹp. (Theo Wiki).
Lễ vật trong lễ cúng trăng
Lễ vật của mâm cúng là những loại rau, củ, trái cây của địa phương: Khoai môn, khoai mì, trái dừa tươi, chuối, các loại bánh làm từ bột. Ðiều đáng nói là không thể thiếu món cốm dẹp và quả dừa được vạt sẵn nhưng vẫn phải giữ lại nắp.
Thông thường lễ vật trong lễ hội này thường đơn giản, gia đình có gì cúng nấy, không câu nệ hay bắt buộc phải cầu kỳ.
Khi trăng lên cao, các vị trưởng lão đức cao vọng trọng, vị Achar được mời đến tiến hành nghi lễ cúng trăng trước sự chứng kiến của các nhà sư. Mọi người trải chiếu ngồi quây quần quanh mâm cúng.
Sau lời khấn tạ ơn và đọc một đoạn kinh cầu phúc, những đứa trẻ sẽ lần lượt được chủ lễ gọi lên để đút cốm dẹp cùng các thứ cúng khác, mỗi thứ một ít. Các em vừa nuốt cốm dẹp, vừa nói lên ước muốn của mình gửi tới mặt trăng.
Lễ hội cúng trăng (OK-OM-BOK) diễn ra ở đâu? Vào ngày nào?
Lễ hội này diễn ra ở hầu hết các tỉnh ở Nam Bộ (Sóc Trăng, Trà Vinh,…). Vào đêm 15/10 âm lịch khi trăng lên cao, mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ.
Lễ cúng trăng gồm những hoạt động nào?
Lễ hội cúng trăng thường diễn ra nhiều hoạt động khác nhau, cụ thể như sau:
Lễ thả đèn nước
Lễ thả đèn nước thường được tổ chức trong lễ cúng trăng. Lễ thả đèn nước diễn ra trên sông Maspero có 15 đội đến từ các đơn vị huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh Sóc Trăng, thu hút đông đảo người dân và du khách đến xem.
Theo truyền thuyết Phật giáo, lễ thả đèn nước mang ý nghĩa đức Phật hạ giới độ trì chúng sinh và người dân được mùa tạ ơn thần mặt đất và thần nước.
Cuộc thi thả đèn gió
Trong lễ hội vào buổi tối, diễn ra cuộc thi thả đèn gió. Đèn gió bay lên cao tượng trưng cho những ước vọng, nền tin của người thả. Gửi tới thần Mặt Trăng, và luôn nghĩ đến thần đang nhìn mình và ủng hộ mình.
Thi đua ghe ngo
Thường được diễn ra vào trước ngày rằm. Nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả. Ngoài ra đây cũng chính là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần rắn Nagar xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông.
Ghe được trang trí đẹp, những hoa văn được khắc rất tinh xảo, kết hợp đèn và đội nhạc ngũ âm làm cho đêm hội càng thêm sinh động, lung linh huyền ảo.
Mọi người dân đủ các thành phần tập trung hai bên dòng sông, nhạc ngũ âm đánh tưng bừng hai bên dòng. Các đội đua từ các tỉnh lân cận, huyện trong tỉnh đó tập trung cùng nhau thi. Phong trào Đua Ghe Ngo phát triển mạnh nhất tại tỉnh có đông đồng bào Khmer như Trà Vinh.
KẾT LUẬN:
Lễ cúng trăng là lễ cúng truyền thống của người KhMer. Lễ cúng có khá nhiều điểm đặc biệt và thú vị. Do vậy, nếu có điều kiện thì các bạn có thể trải nghiệm tham gia. Lễ hội diễn ra trong thời gian dài, các bạn có thể biết thêm nét văn hóa đẹp của người KhMer.
>>>> Xem thêm chi tiết:
Bánh trôi bánh chay trong Tết Hàn Thực
Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0585 858 545
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Website daythangthoinoi.com/
Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Gìn Giữ Nét Đẹp Tâm Linh Người Việt