Cúng cô hồn nên cúng chay hay cúng mặn? Rải muối hay gạo trước?

Cúng cô hồn cúng chay hay cúng mặn
5/5 - (1 bình chọn)

Cúng cô hồn nên cúng chay hay cúng mặn? Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước? Không cúng cô hồn có được không?… Có lẽ đây chính là những thắc mắc của phần lớn quý gia chủ về lễ cúng cô hồn. Theo truyền thống tín ngưỡng của ông bà ta, mỗi một lễ cúng điều sẽ mang một ý nghĩa riêng. Do vậy, điều quan trọng ở đây là chúng ta phải tìm hiểu các nghi lễ cúng sao cho đúng CHUẨN tâm linh.

Hiểu được những điều mà quý gia chủ đang gặp phải về lễ cúng cô hồn, chính vì vậy, bằng kinh nghiệm thực tế của mình, Daythangthoinoi sẽ lần lượt giải đáp chúng. Hãy cùng đọc và theo dõi nhé!

Cúng cô hồn là ngày nào? Vì sao phải cúng cô hồn?
Cúng cô hồn là ngày nào? Vì sao phải cúng cô hồn?

Cúng cô hồn là ngày nào? Vì sao phải cúng cô hồn?

Ông bà tổ tiên quan niệm rằng, con người luôn có hai phần: phần hồn và phần xác. Do vậy, khi chết phần xác sẽ được phân hủy còn phần hồn sẽ được siêu thoát, đầu thai thành kiếp khác tùy vào người đó có ăn ở tốt không. Bên cạnh đó, dân gian cũng quan niệm rằng, với những người chết oan hay do “nghiệp” vẫn không siêu thoát được sẽ phải đi lang thang khắp nơi, không ai thờ cúng.

Lễ cúng cô hồn tháng 7 được xem là sự bố thí, cho đi sự nhân đạo để cứu giúp những linh hồn khốn khổ, đói rét. Ngoài ra, lễ cúng cô hồn cũng là hình thức “hối lộ” để các cô hồn không quấy rồi và che chở phù hộ để gặp được nhiều may mắn.

Với những hộ kinh doanh, gia chủ thường sẽ cúng cô hồn nhiều lần trong một năm. Theo đúng truyền thống tâm linh, gia chủ sẽ cúng vào ngày mùng 2 và 16 mỗi tháng Âm Lịch. Lễ cúng cô hồn lớn nhất hàng năm đó là ngày rằm tháng 7 Âm lịch, trùng với ngày lễ Vu Lan Báo hiếu.

>>> Xem thêm các bài viết hữu ích khác:

Cúng cô hồn ngày nào giờ nào?

Cúng cô hồn cúng chay hay cúng mặn
Cúng cô hồn cúng chay hay cúng mặn

Cúng cô hồn nên cúng chay hay cúng mặn?

Câu hỏi cúng cô hồn nên cúng chay hay mặn thật ra đến nay vẫn không có tài liệu nào quy định rằng lễ cúng cô hồn phải là mâm cúng chay hay cúng mặn cả. Thông thường với các gia đình theo Đạo Phật thì họ lựa chọn cúng cô hồn là mâm cúng chay và lễ vật cũng khá đơn giản. Họ quan niệm rằng, khi cúng mặn sẽ khơi mào cho sự sân si, tham lam, do vậy cô hồn sẽ ở lại trần gian mà vẫn không siêu thoát được.

Cúng cô hồn bằng mâm cúng chay gồm những lễ vật khá đơn giản không quá cầu kì như mâm cúng mặn. Cụ thể như sau:

  • Tiền âm phủ.
  • Quần áo giấy để cúng chúng sinh.
  • Tiền trinh.
  • 1 bình hoa và một đĩa quả (phải đủ 5 màu sắc).
  • Ngô, khoai, sắn luộc.
  • Bỏng, kẹo, bánh và một chút tiền mặt.
  • Chè, cháo
  • Chuẩn bị gạo, muối, 5 chiếc bát và 5 đôi đũa.
  • Đường thẻ, mía để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 phân.
  • 3 chén nước, 2 cốc nên cùng với 3 cây nhang.

Với những gia đình có điều kiện thì họ còn chuẩn bị cá, chim, ốc,… để phóng sinh. Ngoài ra họ còn chuẩn bị bánh kẹo, sữa,..gồm nhiều loại khác nhau để sau khi cúng xong họ sẽ mang đi biếu tạo phúc gia đình.

Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước?
Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước?

Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước?

Gạo và muối là hai lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn, mang ý nghĩa quan trọng trong lễ cúng. Gạo mang ý nghĩa là nước ta đi lên từ một nước có truyền thống nông nghiệp đem lại cuộc sống ấm no. Muối là loại gia vị cơ bản của Người Việt Nam.

Trong lễ cúng cô hồn, muối và gạo thường được đặt cạnh nhau. Do vậy sẽ có nhiều quá gia chủ thắc mắc là: Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước. Câu trả lời đó chính là: Gia chủ trộn chung muối và gạo để rải cùng một lần. Việc rải muối trước hay gạo trước là điều không cần thiết. Gia chủ nên rải gạo muối ra phía trước nhà.

Không cúng cô hồn có sao không?
Không cúng cô hồn có sao không?

Không cúng cô hồn có sao không?

Theo các nhà nghiên cứu khoa học tâm linh, cúng cô hồn là truyền thống tín ngưỡng tâm linh của dân tộc. Do vậy, gia chủ có thực hiện lễ cúng cô hồn hay không là tùy thuộc vào niềm tin tín ngưỡng tâm linh của từng gia đình. Đến nay vẫn chưa có tài liệu hay bất kì sách vở nào quy định bắt buộc phải cúng cô hồn.

Tuy nhiên, với những gia chủ có kinh doanh, gia chủ nên thực hiện lễ cúng cô hồn vào ngày 2 và 16 hàng tháng Âm lịch để cúng bố thí, cầu nguyện gặp nhiều may mắn trong công việc buôn bán và không bị chúng quấy phá.

Với những gia đình bình thường thì chúng ta cúng cô hồn theo lệ vào ngày rằm tháng 7 – Ngày Vu Lan Báo hiếu là được rồi. Vào ngày này, gia chủ và các thành viên trong gia đình cùng nhau chuẩn bị lễ vật cúng một cách chu đáo và chỉnh chu nhất có thể.

Tóm lại là:

Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết dưới đây, quý gia chủ đã lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình. ” Có thờ có thiêng có kiêng có lành”, mỗi một lễ cúng điều mang một ý nghĩa khác nhau, mang lại nhiều sự may mắn cho gia đình. Cúng cô hồn nên cúng chay hay cúng mặn? Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước? Không cúng cô hồn có được không?…câu trả lời cũng thật đơn giản đúng không nào!

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ về số hotline: 1900.3010 hoặc fanpage để được hướng dẫn và tư vấn.

>>> Có thể tham khảo: Vàng mã cúng rằm tháng 7 gồm những gì?

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về mâm cúng tại Đồ Cúng Việt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0585 858 545
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Website daythangthoinoi.com/

Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Gìn Giữ Nét Đẹp Tâm Linh Người Việt