[Chuẩn tâm linh] Văn khấn, Lễ vật, Cách Cúng tết hàn thực 2021

Cúng tết hàn thực chuẩn tâm linh nhất
5/5 - (1 bình chọn)

Cúng tết Hàn Thực là lễ cúng mùng 3 tháng 3 Âm lịch. Ở Việt Nam, Tết Hàn Thực không được nghỉ tết và tổ chức lễ cúng giống như Tết Nguyên Đán. Ngày nay, còn rất ít gia đình còn duy trì ngày lễ tết Hàn Thực, nó dường như chỉ còn tồn tại ở khu vực người gốc Hoa sinh sống. Với mâm cúng mùng 3 tháng 3 tổ tiên ông bà thì đơn giản hơn rất nhiều so với các lễ cúng khác.

Vậy cách cúng, văn khấn và lễ vật trong dịp Tết Hàn Thực như thế nào là đúng chuẩn? Cần lưu ý khi cúng? Hãy cùng đọc và tham khảo qua bài viết dưới đây.

Daythangthoinoi – Chuyên mâm cúng trọn gói theo yêu cầu của quý khách hàng tại TPHCM và các khu vực lân cận.

Cúng tết hàn thực chuẩn tâm linh nhất
Cúng tết hàn thực chuẩn tâm linh nhất

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ đâu? Cúng vào ngày nào?

Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ Trung Quốc, “Hàn” có nghĩa là lạnh, “thực” là ăn. Do vậy Tết Hàn Thực là tết ăn đồ lạnh. Phong tục này được dựa trên câu chuyện ly kỳ truyền tụng nhiều đời.

Vào đời vua Tấn Văn Công nước Tấn, gặp loạn nên phải bỏ nước lưu vong sang trú nước Tề. Bấy giờ, có một hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi tho phò vua để giúp đỡ nhà vua. Một ngày nọ, lương thực bị cạn kiệt, hiền tử này đã lén cắt một miếng thịt đùi mình nấu lên và dâng vua. Sau khi biết, nhà vua cảm thấy rất xúc động và cảm kích.

Hiền tử này đã theo vua Tấn Văn Công ròng rã suốt mười chín năm trời, khổ luyện thành tài. Sau khi Tấn Văn Công dành lại ngôi vua, ông đã phong thưởng cho những người có công với nhà vua. Tuy nhiên ông đã quên hiền tử Giới Tử nhưng ông vẫn không oán hận gì. Vì thế ông đưa mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn.

Sau đó, Tấn Văn Công về sau nhớ ra, cho người đi tìm Tử Thôi. Nhưng vì là người không tham danh vọng, Tử Thôi nhất quyết không quay về lĩnh thưởng, Tấn Văn Công ra lệnh đốt rừng (muốn thúc ép Tử Thôi quay về). Không ngờ Tử Thôi quyết chí, hai mẹ con cùng chịu chết cháy trong rừng.

Nhà vua hối hận cho lập miếu thờ. Hàng năm, đến ngày 3 tháng 3 Âm Lịch thì nhà mua cấm mọi người dân dùng lửa. Tết Hàn Thực có nguồn gốc từ đây.

Chuẩn bị lễ vật cúng tết hàn thực
Chuẩn bị lễ vật cúng tết hàn thực

Lễ vật trong mâm cúng Tết Hàn Thực gồm những gì?

Lễ vật trong mâm cúng mùng 3 tháng 3 thường khá đơn giản, không hoa mỹ và cầu kì như những lễ cúng khác. Theo truyền thống của ông bà ta thì lễ cúng tổ tiên ông bà vào ngày mùng 3 tháng 3 Âm lịch không thể thiếu các lễ vật sau:

  • Bánh trôi, bánh chay
  • Mâm ngũ quả và hoa cúng
  • Trầu cau, nén hương
  • Vàng mã
  • Ly nước sạch
  • 3-5 chén trà

Tùy từng mùa, tùy điều kiện mỗi nhà, gia chủ chọn 5 quả có màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, tím… để đại diện cho ngũ hành để thể hiện lòng thành lên chư vị tiên linh ông bà.

Bên cạnh đó, bánh trôi là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng. Nó mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc, cụ thể như sau:

  • Uống nước nhớ nguồn
  • Truyền thống của dân tộc

Bánh trôi nặn viên nhỏ, ngoài trắng, trong nhân đường đỏ, thả luộc trong nồi nước sôi, khi bánh nổi lên mặt nước vớt ra vừa chín tới. Còn bánh chay thì nặn tròn dẹt, không nhân, đặt lên đĩa nhỏ, khi ăn đổ nước đường lên trên.

  • Ôn lại chuyện xưa
Bánh trôi
Bánh trôi

Văn khấn cúng tết Hàn Thực

Sau đây, Daythangthoinoi xin gửi đến quý gia chủ nội dung bài văn khấn cúng ngày mùng 3 tháng 3 đúng chuẩn tâm linh. Thông thường, bài văn khấn nào cũng tương đối dài, do vậy quý gia chủ có thể in ra tờ giấy A4 để thực hiện lễ cúng một cách chỉnh chu hơn, trọn vẹn hơn.

Nội dung bài văn cúng cụ thể như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, thúc bá, đệ huynh, cô dì, tỷ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày…. gặp tiết Hàn Thực, tín chủ chúng con cảm nghĩ thâm ân trời đất, chư vị Tôn thần, nhớ đức cù lao Tiên tổ, thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương, dâng lên trước án. Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần giáng lâm trước án chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… cúi xin thương xót con cháu giáng về linh sàng, chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị vong linh, các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ trong nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho toàn gia chúng con luôn luôn mạnh khoẻ, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, gia đình hoà thuận, trên bảo dưới nghe.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Văn khấn cúng mùng 3 tháng 3
Văn khấn cúng mùng 3 tháng 3

Daythangthoinoi hi vọng qua bài viết này, quý khách hàng có thể lần lượt giải đáp được những thắc mắc về lễ cúng tết hàn thực. Nếu quý gia chủ không có thời gian thì tìm hiểu và chuẩn bị mâm cúng thì có thể liên hệ

>>> Xem thêm bài viết hữu ích:

Lễ vật, Văn khấn cúng Khoan Giếng

Nếu bạn muốn được tư vấn thêm về mâm cúng tại Đồ Cúng Việt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua những kênh sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

Hotline: 19003010 (miễn phí)
Zalo: 0585 858 545
Chat: Fanpage Dịch Vụ Đồ Cúng Việt or Website daythangthoinoi.com/

Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Gìn Giữ Nét Đẹp Tâm Linh Người Việt